Giống như các loại máy móc và phương tiện khác, xe ô tô sau một thời gian sử dụng, vận hành nhất định thì các chi tiết, bộ phận và động cơ sẽ bị khấu hao, giảm chất lượng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động. Do vậy, nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài thời gian sử dụng xe, người dùng nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các chi tiết hoặc bộ phận bị hư hỏng và có cách bảo quản xe ô tô phù hợp.
#1. Phân biệt bảo dưỡng và bảo hành
Bảo hành: là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với những phụ tùng có vấn đề trong thời gian bảo hành ví dụ như lỗi lắp ráp, hoặc lỗi phụ tùng thì nhà sản xuất sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm như thay thế, sữa chữa miễn phí.
Bảo dưỡng: là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.
#2. Lợi ích của Bảo dưỡng định kỳ
#3. Các mốc bảo dưỡng ôtô đúng cách cần nhớ
Mỗi dòng xe khác nhau sẽ có quy trình bảo dưỡng khác nhau. Cách bảo dưỡng xe ô tô cũ sẽ không thể giống với cách bảo dưỡng xe ô tô mới. Để biết chính xác thời điểm khi nào xe cần bảo dưỡng, người dùng có thể tham khảo thông tin trong sách hướng dẫn bảo dưỡng xe ô tô đi kèm. Với Hyundai quy trình bảo dưỡng xe qui định như sau:
3.1 Bảo dưỡng cấp 1
5.000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km
3.2 Bảo dưỡng cấp 2
10.000 km, 30.000 km,50.000 km, 70.000 km
3.3 Bảo dưỡng cấp 3
20.000 km, 60.000 km, 100.000 km, 140.000 km
3.4 Bảo dưỡng cấp 4
40.000 km, 80.000 km, 120.000 km, 160.000 km
#4. Qui trình bảo dưỡng xe Hyundai
4.1 Dịch vụ Bảo dưỡng nhanh “Quick service”
Khi đến Dịch vụ chính hãng Hyundai, Quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ Bảo dưỡng nhanh hết sức chuyên nghiệp. Quy trình bảo dưỡng được chuẩn hóa và thực hiện bởi hai KTV tay nghề cao, với mức thời gian tối ưu:
– Bảo dưỡng cấp 1 thực hiện trong 20 phút.
– Bảo dưỡng cấp 2 thực hiện trong 30 phút.
– Bảo dưỡng cấp 3 thực hiện trong 45 phút.
– Bảo dưỡng cấp 4 thực hiện trong 70 phút.
4.2 Hạng mục bảo dưỡng
Bên trong khoang lái: Các phần cần kiểm tra bao gồm hệ thống đèn, kèn xe, cần gạt nước, hệ thống điện, vô lăng, hệ thống làm lạnh
Khoang động cơ: Kiểm tra bộ phận lọc gió động cơ, các loại dầu (dầu phanh, dầu trợ lực lái, dầu ly hợp), đường ống dầu phanh, hệ thống làm mát, bugi, ắc quy, đai truyền động
Nâng cầu trung bình: kiểm tra bao gồm áp suất lốp, tình trạng lốp, má phanh, hệ thống treo, lọc nhiên liệu
Nâng cầu cao: kiểm tra bao gồm dầu động cơ, hệ thống treo, ông xả và các giá đỡ..
Hạ cầu nâng: kiểm tra bao gồm lọc nhiên liệu, siết ốc lự c bằng cân lực tiêu chuẩn..
#5. Bảng giá bảo dưỡng ô tô Hyundai
ƯU ĐÃI KHI ĐẶT CỌC XE TRONG THÁNG 10/2024